ĐIỀU LỆ HỘI ĐỒNG DÒNG HỌ HOÀNG – HUỲNH MIỀN NAM

CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐIỀU LỆ
HỘI ĐỒNG DÒNG HỌ HOÀNG – HUỲNH MIỀN NAM
Tại Thành phố HỒ CHÍ MINH

Chương I
NHỮNG QUY ĐINH CHUNG

Điều 1. Tên gọi (Tộc hiệu), Tộc huy, Tộc ấn, Tộc kỳ, Tộc ca, Tộc phục, biểu tượng, Nhà thờ Tổ họ Hoàng – Huỳnh tại Thành phố Hồ Chí Minh, tên viết tắt.

1. Tộc hiệu: Họ HOÀNG – HUỲNH Miền Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Hội đồng).
2. Tộc huy:
– Là hình ảnh biểu thị nét đặc trung của Họ Hoàng – Huỳnh Miền Nam và Thành phố Hồ Chí Minh.
– Phần chính của Tộc huy là nền đỏ. Chữ Hán 黃 (tên Hán Việt là Hoàng hay Huỳnh), ở giữa, bên trái là bút, bên phải là kiếm. Phía trên nền đỏ, giữa ngọn bút và đầu kiếm là dòng chử quốc ngữ: HỌ HOÀNG – HUỲNH MIỀN NAM tại THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
– Logo hình tròn giữa có chữ Hán 黃 (Hoàng). Dòng chữ quốc ngữ Họ Hoàng – Huỳnh Miền Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh xung quanh. Phía dưới chữ Hán 黃 (Hoàng) đuợc hai bàn tay nâng.
3. Tộc ấn: Con dấu của Hội đồng Dòng họ Hoàng – Huỳnh được sử dụng để đóng lên các văn bản của Hội đồng Dòng họ Hoàng – Huỳnh. Dấu hình vuông thống nhất theo mẫu dấu chung, kích thước: (36mm x 36 mm), mang nét đặc trung của họ Hoàng – Huỳnh.
4. Tộc kỳ: Tộc kỳ hình vuông, màu có thần truyền thống ngũ sắc, nền màu đỏ thẩm, giữa cỏ có chử hán 黃 (Hoàng).
5. Tộc ca: Ca khúc “HỌ HOÀNG – HUỲNH” sẽ được sáng tác, lựa chọn theo Quyết định của Hội đồng Dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam
6. Tộc phục: Y phục nghi lễ áo the khăn đóng. Đồng phục màu vàng, sử dụng cho các thế hệ trong các lễ trọng họ Hoàng – Huỳnh Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nhà thờ TỔ HỌ HOÀNG – HUỲNH Miền Nam tại TP.HCM (do Hội đồng dòng họ xác định) trên cơ sở phả hệ Họ Hoàng – Huỳnh.
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích
Họ Hoàng – Huỳnh Miền Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh là một tổ chức xã hội, đuợc lập ra để phát triển Dòng họ Hoàng – Huỳnh, tập họp đoàn kết bà con thuộc các chi/pháỉ trong Họ, trao đổi thông tin, giúp nhau tìm kiếm cội nguồn và chắp nối Họ, để tục biên và hợp biên gia phả, nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và Dòng họ, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế xã hội. Đoàn kết cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 3. Địa vị pháp lý, Trụ sở
Hội đồng Họ Hoàng – Huỳnh Miền Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh có trụ sở, con dấu (nội bộ), là tổ chức xã hội tự lập, hệ thống cấp trực thuộc phát triển có con dấu theo mẫu chung.
Trụ sở của Hội đồng đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 4. Phạm vi và lĩnh vực hoạt động
Hội đồng Dòng họ Hoàng – Huỳnh Miền Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động trên phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có người họ Hoàng – Huỳnh sinh sống và duy trì mối liên hệ với cộng đổng họ Hoàng – Huỳnh cả nước và ở nước ngoài.

Điều 5. Phương thức tổ chức, hoạt động
1.Thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nuớc, Điều lệ, nghị quyết và các quy định của Hội đồng Dòng họ.
2. Tự nguyện, tự quản, bình đẳng, công khai, minh bạch.
3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
4. Giữ uy tín cho Dòng họ.

CHƯƠNG II
QUYỀN HẠN, NHIỆM VỤ

Điểu 6. Quyền hạn, nhiệm vụ của Hội dồng Dòng họ Hoàng – Huỳnh Thành phố Hồ Chí Minh
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Họ.
2. Đại diện cho các thành viên Họ trong mối quan hệ, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Dòng họ.
3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội đổng Dòng họ. Được thành lập các tổ chức trực thuộc Hội đồng Dòng họ tộc theo Điều lệ và phù hợp với quy định của Pháp luật.
4. Đuợc gây quỹ của Hội đồng trên cơ sở hội phí đóng góp của thành viên, tộc tâm, các nhà tài trợ và các nguồn thu từ hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nuớc theo quy định của pháp luật.
5. Đuợc dùng nguồn lực của Hội đồng để thực hiện hỗ trợ các hoạt động như: Nghiên cứu tộc điển, gia phả, hoạt động từ thiện xã hội, khuyến học, khuyến tài, khuyến nghiệp, chi phí quản lý hành chính trong hoạt động của Hội đồng…

Điều 7. Nhiệm vụ
1. Tìm hiểu phát hiện các dòng và chi phái họ Hoàng – Huỳnh đang sinh sống trên các địa bàn Thành phố và các tỉnh phía Nam, liên lạc, thống kê và tổ chức trao đổi thông tin. Tập hợp, đoàn kết các thành viên trong Họ để xây dựng, phát triển Hội đồng vững mạnh, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hội đồng nhằm góp phần vào sụ nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
2. Xây dựng hệ thống tổ chức Hội đồng theo các cấp vững mạnh. Tổ chức triển khai nghị quyết, quy chế tổ chức và hoạt động, các chủ trương, nhiệm vụ đã đuợc Đại hội thông qua đến toàn thể Họ, thông qua Hội đồng Dòng họ các cấp.
3. Tìm hiểu nghiên cứu nguồn gốc phát tích, lịch sử phát triển và quá trình chia tách di chuyển của các chi phái Họ; nguồn gốc và địa danh phát tích của vị tổ họ Hoàng – Huỳnh lâu đời nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tập hợp đoàn kết bà con trong Hội đồng thành một cộng đồng Họ đoàn kết, thuơng yêu nhau, giao lưu, hợp tác giúp nhau phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng đời sống mới theo đường lối, chủ truơng của Đàng, chính sách pháp luật của Nhà nuớc.
4. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội đồng.
5. Xây dựng Lịch sử Họ: Hệ thống nhà thờ, lăng mộ, xây dựng gia phả của các chi Họ và các thiết chế văn hóa, lịch sử Họ Hoàng – Huỳnh các cấp, hướng tới biên soạn tộc phả họ Hoàng – Huỳnh toàn quốc và địa phương. Trên cơ sở các thông tin từ các chi phái Họ do Hội đồng tổ chức biên soạn, từng bước phân tích nghiên cứu chắp nối theo dòng huyết thống, giúp cho từng Họ bổ sung hoàn thiện gia phả chi họ, dòng họ.
6. Tuyên truyền, giáo dục truyền thống tốt đẹp của Dân tộc và Họ cho mọi người. Giáo dục các thế hệ người họ Hoàng – Huỳnh truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân công đức tiên tổ. Bồi duỡng và giáo dục cho thế hệ trẻ của Họ lòng tự hào dân tộc, ý thức sống có trách nhiệm với đất nuớc và Họ. Trao đổi kinh nghiệm về biên soạn gia phả cho các Họ từ ít đời đến nhiều đời, trao đổi phổ biến các kinh nghiệm tốt về việc họ như xây dựng tộc uớc, lập quỹ khuyến học, tổ chúc việc thờ tự và phần mộ tổ tiên.
7. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các thành viên vì lợi ích chung của dòng họ Hoàng – Huỳnh. Phát huy tốt vai trò của các Ban chuyên môn, các câu lạc bộ của Hội đồng Dòng họ.

Chương III
THÀNH VIÊN

Điều 8: Thành viên, tiêu chuẩn thành viên
1. Thành viên của tổ chức Họ Hoàng – Huỳnh Thành phố Hồ Chí Minh gồm có: thành viên chính thức và thành viên danh dự.
2. Tiêu chuẩn thành viên:
– Thành viên chính thức: Là công dân Việt Nam sinh sống ở Miền Nam, người họ Hoàng, họ Huỳnh và con dâu họ Hoàng – Huỳnh, tán thành Điều lệ này, tự nguyện xin vào tổ chức của Dòng họ, được một thành viên giới thiệu, được Hội đồng thu nhận làm thành viên chính thức.
– Thành viên danh dự: Là công dân Việt Nam có nguồn gốc hoặc có liên hệ thân thiết với họ Hoàng – Huỳnh, tự nguyện tham gia tổ chức Dòng họ, sinh sống ở trong nước hoặc định cư ở nuớc ngoài nhưng không có điều kiện tham gia các hoạt động thường xuyên của Dòng họ; tán thành Điều lệ Hội đồng, có tâm huyết và góp phần thực hiện mục đích, tôn chỉ của Hội đồng, tự nguyện xin vào tổ chức của Dòng họ, được Hội đồng xem xét, công nhận là thành viên danh dự.

Điều 9: Quyền của thành viên
1. Được Hội đồng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
2. Đuợc Hội đồng cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của Hội đồng, về Dòng họ.
3. Đuợc tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội đồng theo quy định của Điều lệ Hội đồng.
4. Được tham gia biểu quyết, ứng cử, đề cử vào các cơ quan của Hội đồng Dòng họ các cấp (trừ hội viên danh dự).
5. Đuợc khen thưởng theo quy định của Hội đồng.

Điều 10: Nghĩa vụ của Thành viên
1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Điều lệ, nghị quyết, chương trình hoạt động của Hội đồng.
2. Đoàn kết, hợp tác với các thành viên khác để tích cực xây dựng tổ chức của Dòng họ phát triển vững mạnh.
3. Bảo vệ quyền và uy tín của Dòng họ, không được nhân danh Hội đồng trong các quan hệ, giao dịch của cá nhân trừ trưòng hợp được Hội đồng phân công, ủy nhiệm bằng văn bàn.
4. Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng khi thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng phân công.
5. Đóng góp tộc tâm, quỹ họ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định.

Chương IV
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG

Điểu 11: Hệ thống tổ chức của Họ Hoàng – Huỳnh Thành phố Hồ Chí Minh
1. Đại hội đại biểu
2. Ban Thường trực, Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Hội đồng Dòng họ
3. Các Ban chuyên môn
4. Văn phòng
5. Các tổ chức trực thuộc Hội đồng Dòng họ: các câu lạc bộ, đội nhóm…
Điểu 12: Đại hội đại biểu họ Hoàng – Huỳnh Thành phố Hồ Chí Minh
1. Đại hội đại biểu là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Họ gồm Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường.
2. Đại hội nhiệm kỳ được tiến hành 3 năm/ lần do Hội đồng triệu tập. Đại hội bất thường khi cần (nếu có) hoặc 2/3 tổng số thành viên Ban Chấp hành Hội đồng yêu cầu.
3. Nhiệm vụ của Đại hội:
– Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết, đánh giá hoạt động của Hội đồng trong nhiệm kỳ; phuơng hướng kế hoạch nhiệm kỳ tiếp theo.
– Thảo luận, góp ý kiến Báo cáo kiểm điểm của Hội đồng và Báo cáo tài chính trong nhiệm kỳ.
– Thảo luận và thông qua Điều lệ hoặc bổ sung, sửa đổi (nếu có).
– Hiệp thương bầu Hội đồng nhiệm kỳ mới.
– Thông qua Nghị quyết Đại hội Hội đồng.

Điểu 13. Thành viên cố vấn, tư vấn
Thành viên cố vấn, tư vấn do Đại hội suy tôn, các vị cố vấn, các vị tư vấn được mời dự các cuộc họp do Hội đồng tổ chức, có thể cho ý kiến về các hoạt động chung và cụ thể của Hội đồng. Sau Đại hội, Ban Chấp hành có thể mời bổ sung thành viên cố vấn, tư vấn.

Điều 14: Hệ thống tổ chức Hội dồng Họ Hoàng – Huỳnh Miền Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
1. Về Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng:
– Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do Đại hội quyết định và phải đuợc trên 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
– Tại các kỳ họp của Hội đồng: Hoạt động theo quy chế tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp duới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.
– Việc thông qua các nội dung họp bằng hình thức giơ tay và chỉ hợp lệ khi có trên 1/2 số thành viên dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết có số luợng ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội đổng.
Tuy nhiên, để gắn kết Hội đồng, những nội dung quan trọng, tế nhị về nhân sự cần được sự đồng thuận của 4/5 thanh viên trở lên.
2. Hệ thống lãnh đạo:
– Ban Chấp hành: Là cơ quan lãnh đạo hoạt động của Dòng họ giữa hai kỳ đại hội, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của bà con dòng họ Hoàng – Huỳnh, được Đại hội đại biểu bầu trong số các thành viên chính thức của họ Hoàng – Huỳnh; số luợng, cơ cấu, tiêu chuẩn do Đại hội quyết định.
– Ban Thường vụ: được Ban Chấp hành đề cử, lãnh đạo Dòng họ giữa hai kỳ họp của Ban Chấp hành; giữa hai nhiệm kỳ Đại hội khi cần thiết Ban thường vụ đề xuất bổ sung uỷ viên Ban Chấp hành Hội đồng, hoặc các chức danh khác của Hội đồng Dòng họ, để đáp ứng yêu cầu hoạt động thực tiễn.
– Ban Thường trực: là bộ phận lãnh đạo thường xuyên, gồm chủ tịch, phó chủ tịch, tổng thư ký của Hội đồng và môt số ủy viên. Là bộ phận chịu trách nhiệm pháp lý và giám sát thực thi Điều lệ của Hội đồng.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường trực:
– Tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Điều lệ, Nghị quyết Đại hội; ban hành và tổ chức thực hiện các nghị quyết, quy chế… của Hội đồng Dòng họ
– Ban hành Quy chế hoạt động, Quy chế quản lý, sử dụng con dấu, tài khoản của Hội đồng; Quy chế khen thuỏng, kỷ luật; các quy định trong nội bộ Hội dồng phù hợp với quy định của Điều lệ Hội đồng và quy định của pháp luật.
– Hàng năm họp Dòng họ và có thể họp bất thường khi cần, do Ban Thường trực đề xuất và Ban Thường vụ quyết định triệu tập. Hàng quý và sáu tháng họp Ban Chấp hành. Hàng tháng họp Ban Thường vụ, Ban Thường trực; có thể họp bất thường khi cần.
Nội dung họp: Họp Hội đồng bàn về những chủ trương sửa đổi, bổ sung Điều lệ (nếu có). Thông qua báo cáo tổng kết hoạt động và Quyết định chương trình, kế hoạch công tác của Hội đồng. Họp Ban Thường trục, Ban Thường vụ và Ban Chấp hành kiểm điểm công tác thường kỳ và thống nhất phương hướng công tác tới.
– Ban Thường trực ban hành các quyết định về tổ chức, nhân sự của Hội đồng gồm: Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh của Hội đồng; bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh các bộ phận trực thuộc; chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Dòng họ.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ và Ban Chấp hành
– Thực hiện chức năng lãnh đạo theo Điều lệ và các chủ trương của Đại hội
– Giúp Ban Thường trực Hội đồng triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch; thông qua tổng kết chương trình, kế hoạch công tác năm của Ban Thường trực Hội đồng.
– Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động.
– Tổ chức hoạt động theo phân công, góp phần vận động tài chính, quỹ Hội và thông tin online trên các trang web và mạng xã hội.
– Ban Chấp hành 6 tháng họp 1 lần, Ban Thường vụ hop hàng tháng có thể họp bất thường khi cần.

Điều 15. Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký
1. Chủ tịch Hội đồng Dòng họ: Là người đại diện của Hội đồng Dòng họ, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Hội đồng. Chủ tịch hội đồng Dòng họ do Đại hội bầu trực tiếp hoặc do Thuờng trực Hội đồng bầu trong số các thành viên của Thường trực Hội đồng.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng như sau:
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Hội đồng Dòng họ.
– Chịu trách nhiệm trước Dòng họ về hoạt động của Hội đồng. Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội đồng theo quy định của Điều lệ, nghị quyết đại hội, các quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Hội đồng Dòng họ.
Chủ trì các cuộc họp của Hội đồng; chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Thường trực, Ban Thường vụ và Ban Chấp hành của Hội đồng.
– Thay mặt Hội đồng ký các văn bản hành chính của Hội đồng.
– Trong trường hợp đi vắng hoặc đau bệnh ủy quyền cho Phó chủ tịch thường trực hoặc một phó chủ tịch khác chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hội đồng.
2. Phó Chủ tịch hội đồng Dòng họ: Là thành viên của Thuòng trực hội đồng Dòng họ. Giúp Chủ tịch chỉ đạo, điều hành một hay một số lĩnh vục theo sự phân công của Chủ tịch. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng Dòng họ về công việc được phân công hoặc ủy quyển.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó chủ tịch thực hiện theo quy chế hoạt động của Hội đồng, theo chủ trương của Ban Chấp hành, Ban Thường Vụ và Thường trực Hội đồng phù hợp với Điều lệ Hội đồng và quy định của pháp luật. Trong số các Phó Chủ tịch phân công một người làm nhiệm vụ Phó Chủ tịch Thường trực có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Điều hành các hoạt động thường xuyên của Hội đồng. Được ký các văn bản thay mặt Hội đồng trong lĩnh vức phụ trách.
3. Tổng thư ký: Tổng thu ký có thể do Phó chủ tịch thường trực hoặc phó chủ tịch kiêm nhiệm. Giúp Chủ tịch và Thường trực Hội đồng chỉ đạo, đôn đốc Văn phòng, các Ban, tổ chức trực thuộc thực hiện nhiệm vụ theo chủ trương chung và điều hành, giải quyết các công việc hàng ngày.
Xây dụng các văn bản chỉ đạo, báo cáo định kỳ và đột xuất, báo cáo các cuộc họp Hội đồng và Thường trực.
Được ký thay Chủ tịch và các Phó Chủ tịch một số văn bản theo phân công của Chủ tịch; Chỉ đạo việc phát hành văn bàn của Hội đồng trên mạng theo quy định. Chỉ đạo quản lý, lưu trữ hồ so, tài liệu của Dòng họ.
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và Hội đồng về nhiệm vụ được phân công.

Điều 16. Văn phòng, các Ban chuyên môn, các tổ chức trực thuộc hội dồng Dòng họ
1. Văn phòng, các Ban chuyên môn
– Vị trí, chức năng:
Việc thành lập Văn phòng, các Ban chuyên môn do Ban Thường vụ Hội đồng xem xét, quyết định cụ thể theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ Hội đồng.
Việc bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh thuộc các Ban chuyên môn do Chủ tịch Hội đồng Dòng họ ký quyết định, theo quyết định của Ban Thường vụ Hội đồng Dòng họ.
– Cơ cấu gồm: Chánh văn phòng, phó chánh văn phòng và nhân viên; Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các uỷ viên.
– Nhiệm vụ quyền hạn:
Xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng, của Ban trình Ban Thường vụ Hội đồng quyết định phê duyệt.
Tổ chức thực hiện theo Điều lệ Dòng họ, nghị quyết đại hội, các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Hội đồng.
2. Các tổ chức của Hội đồng Dòng họ
Các tổ chức trực thuộc Hội đồng Dòng họ gồm các câu lạc bộ, đội nhóm, các công ty, các trung tâm… Việc thành lập các tổ chức trực thuộc Hội đồng Dòng họ do Ban Thường vụ Hội đồng xem xét, quyết định cụ thể theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ Hội đồng.
Việc bổ nhiệm và bãi nhiệm các chức danh thuộc các tổ chức trực thuộc Hội đồng Dòng do Chủ tịch Hội đồng Dòng họ ký quyết định, trên cơ sở quyết định của Ban Thường vụ Hội đồng Dòng họ.

Điểu 17. Hội đồng Dòng họ Hoàng – Huỳnh các cấp: tỉnh, huyện, cơ sở
1. Nhiệm kỳ đại hội các cấp: 3 năm, số lượng và thành phần đại biểu dự đại hội cấp nào do Hội đồng cấp đó quyết định (có thể đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu). Thành phần đại biểu chính thức gồm: Các thành viên đuơng nhiệm của Hội đồng Dòng họ Hoàng – Huỳnh cùng cấp triệu tập; các đại biểu ưu tú do đại hội cấp dưới bầu cử dự đại hội.
Đại hội đại biểu cấp tỉnh, huyện chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu đuợc triệu tập đến dự và được sự đồng ý của Hội đồng cấp trên trực tiếp,
2. Đại hội cấp tỉnh, huyện, có nhiệm vụ:
– Thảo luận góp ý báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phuơng hướng nhiệm kỳ tới.
– Thông qua Điều lệ của Hội đồng cấp mình;
– Bầu Hội đồng nhiệm kỳ mói.
3. Hội đồng Dòng họ Hoàng – Huỳnh cấp tỉnh, huyện có chủ tịch, các phó chủ tịch và một số thành viên. Hội đồng Dòng họ các cấp căn cứ yêu cầu nhiệm vụ và tình hình cụ thể đuợc lập một số cơ quan tham muu, giúp việc cho Hội đồng. Tiêu chuẩn, cơ cấu của Hội đồng do Đại hội cùng cấp quyết định.Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của Điều lệ này trong phạm vi địa phuơng.

Chương V
TÀI CHÍNH, TÀI SẢN

Điều 18: Tài chính
1. Nguồn thu:
– Đóng góp của các tổ chức thành viên Hội đồng Dòng họ Hoàng – Huỳnh (gọi là Tộc tâm). Mức thu hàng năm đuợc quy định tại nghị quyết kỳ họp cuối năm của Hội đồng trên cơ sở báo cáo thu, chi của năm và chương trình, kế hoạch hoạt động năm tiếp theo của Hội đồng.
– Công đức của các chi, các chi họ Hoàng – Huỳnh.
– Tài trợ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài Họ.
– Các nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Các khoản chi:
– Chi thuờng xuyên: Chi cho hoạt động văn phòng (mức chi do Thường trực Hội đồng quyết định hàng năm): Văn phòng phẩm, in ấn, phát hành tài liệu, bưu phí, phí đăng ký, duy trì tên miền trang thông tin (web) của Dòng họ, phí sử dụng điện thoại, chi phí hội nghị…
– Chi đột xuất: Chi mừng thọ người cao tuổi trong Họ. Chi khen thưởng, chi việc hiếu, thăm hỏi lúc ốm đau, hoạn nạn, khó khăn đột xuất. Chi tiền tàu xe cho các chuyến đi làm việc của thành viên Thường trực tại các địa phuơng. Chi khuyến học, khuyến tài đối với sinh viên, học sinh, vận động viên, diễn viên… họ Hoàng – Huỳnh có thành tích xuất sắc trong các kỳ thi học sinh giỏi, thể dục thể thao, văn hoá, nghệ thuật, khoa học, công nghệ; cấp quốc tế, quốc gia, cấp tỉnh. Chi cho các học sinh gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cần hỗ trợ để học tập vuơn lên. Mức chi cho các hoạt động nêu trên sẽ có quy định cụ thể phù hợp vói nguồn quỹ thu đuợc từng thời kỳ.
Cuối nhiệm kỳ tổng kết tài chính báo cáo Đại hội.

Điểu 19: Tài sản
Tài sản của Hội đồng Dòng họ gồm:
– Trụ sở, phương tiện, thiết bị, tài liệu, tư liệu,… làm việc (nếu có).
– Nhà thờ Tổ Họ Hoàng – Huỳnh (Nếu có)
– Các tài sản khác không trái quy định của pháp luật.

Chương VI
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT

Điều 20: Khen thưởng các thành viên có thành tích nổi trội, xuất sắc
1. Tiêu chuẩn khen thưởng:
Các tập thể, cá nhân có đóng góp nổi trội, xuất sắc trong hoạt động xây dựng, phát triển Dòng họ.
Những cá nhân có thành tích đặc biệt được nhận các danh hiệu vinh dự của Nhà nước.
Các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ do Hội đồng Dòng họ đề ra.
2. Hình thức khen thưởng:
Khen thưỏng định kỳ (hàng năm, nhiệm kỳ),
Khen thưỏng đột xuất
Bằng khen của Hội đồng Dòng họ.
Bằng vinh danh của Hội đồng Dòng họ.
Danh hiệu “Tinh hoa Họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam”.
Ghi danh vào bảng vàng danh dự, sổ vàng truyền thống của Dòng họ.
Điểu 21: Xử lý vi phạm
1. Nguyên tắc xử lý vi phạm:
Tập thể, cá nhân nếu vi phạm pháp luật; vi phạm Điều lệ, các quy chế, quy định… của Hội đồng ngoài việc xử lý theo quy định của pháp luật còn phải xử lý theo Điều lệ của Dòng họ.
Thẩm quyền xử lý các tổ chức cá nhân vi phạm trong Dòng họ thuộc về tập thể Ban Thuờng vụ và Thường trực Hội đồng.
Khi xử lý các vi phạm trong Dòng họ chú trọng phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục, giúp đỡ…
2. Các hình thức xử lý vi phạm:
– Bãi nhiệm các chức vụ trong Hội đồng
– Xóa tên thành viên trong Dòng họ.

Chương VII
XỬ LÝ TRANH CHẤP KHIÊU NẠI TỐ CÁO

Điểu 22: Xử lý tranh chấp, khiếu nại, tố cáo (nếu có)
Xem xét, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo giữa các tổ chức, cá nhân họ Hoàng – Huỳnh liên quan đến hoạt động Dòng họ của các thành viên Họ gửi đến.

Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điểu 23: Sửa đổi, bổ sung
1. Đại hội có trách nhiệm xem xét sửa đổi các nội dung, điều khoản của Điều lệ này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu cần phải sửa đổi, bổ sung Ban thường trực đề xuất, trình qua Ban Thường vụ, Ban Chấp hành của Hội đồng trong phiên họp thường kỳ. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ được ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên tham gia biểu quyết tán thành. Nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ thể hiện trực tiếp hoặc lấy ý kiến qua văn bản.

Điểu 24: Thi hành Điều lệ Hội đồng Dòng họ Hoàng – Huỳnh Miền nam tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được thông qua tại Đại hội Đại biểu Họ Hoàng – Huỳnh ngày 18 tháng 6 năm 2022, được Ban Thường trực rà soát hoàn chỉnh, Chủ tịch Hội đồng ký ban hành, có hiệu lục từ ngày ký.
Hội đồng Dòng họ Hoàng – Huỳnh Miền Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm hướng dẫn tổ chúc thực hiện Điều lệ này.

Tp. HCM, ngày … tháng … năm 2022
Đại hội Đại biểu Dòng họ Hoàng – Huỳnh
Nhiệm kỳ (2022 – 2025)